Th.s. Dương văn Hoài
I. Thời vụ trồng:
Căn cứ trên điều kiện khí hậu, đất đai, chế độ cây trồng và tập quán của từng địa phương mà thời vụ gieo trồng khác nhau.
Thông thường thời vụ trồng thuốc lá nâu:
Bảng bố trí thời vụ trồng thuốc lá
Vụ | Gieo | Trồng | Thu hoạch | Đặc điểm vùng trồng |
Đông xuân
Sớm (trồng thả) |
20/8- 15/10 | 1/10- 30/11 | 5/12- 15/3 | Không lũ lụt
Đất triền, thoát nước tốt có thể trồng thả được. Nếu trồng càng trễ thì cần có nước tưới bổ sung. |
Đông xuân
Chính vụ |
15/10- 30/11 | 1/10- 15/1 | 1/2 – 15/5 | Đất bằng phẳng
Có nguồn nước tưới chủ động |
II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
1. Chọn đất:
Cũng giống như phần chọn đất thuốc lá vàng sây, tuyệt đối không trồng trên đất đã trồng cà, ớt, hồ tiêu…đặc biệt ở đây trồng thuốc lá nâu chọn đất không kén lắm, nếu chon đất có độ phì cao càng tốt, triền đất thoai thoải, thoát nước tốt, tầng đất dày.
2. Chuẩn bị đất trồng:
Cày – bừa
– Cày lần 1 (sâu 20 – 25cm) trước khi trồng 3- 4 tuần.
– Cày lần 2 (20 – 25cm) trước khi trồng 1 tuần, hướng cày vuông góc với lần cày 1. sau đó bừa lại và san phẳng ruộng.
Thiết kế ruộng trồng
– Dùng trâu bò rạch hàng theo đường đồng mức, tạo thành rãnh sâu 18 – 20cm, với khoảng cách 80 – 90cm; phân lô ngắn 4 -5 m tùy theo độ dốc mặt ruộng.
3. Phương pháp trồng
– Nhô cây để trồng: cần tưới cây trước 1 ngày thật đẩm cho thấm đất mới nhổ trồng, chọn cây khỏe mạnh, đều, không bị bệnh và đặt vào trong mát, cho lặt bớt lá trước khi trồng để tránh cây bị mất nước, khi trồng cây mau hồi phục.
– Sau mưa ướt đất, nhổ cây đến đâu trồng đến đó. Đối với những vùng co nước tưới, chạy nước theo rãnh trước khi trồng, vừa ráo tiến hành cấy ( tưới 2/3 rãnh)
– Nên trồng mép luống khoảng 2/3 độ cao luống, dùng cuốc hay vật cứng moi lỗ, nếu chạy nước thì cấy, đặt cây vào ém nhẹ đất. lưu ý không ém đất quá chặt dễ làm đất bị chai cứng bó rễ.
– Mật độ cây: cây cách cây 40 – 45cm, mật độ từ 25.000 – 30.000 cây/ha.
– Dặm cây: sau khi trồng 3- 5 ngày, kiểm tra xem những cây có dấu hiệu bệnh hoặc không hồi phục, chết thì loại bỏ tiến hành dặm ngay và lưu ý đến chăm sóc đặc biệt những cây này băng cách bón phân tưới thường xuyên để cây phát triển bằng kịp thời.
4. Chăm sóc và bón phân:
· Xới xáo – làm cỏ – vun luống:
– Các thao tác này phải kết hợp nhau và thực hiện trong các lần bón phân, và lần làm cỏ bỏ phân cuối cùng phải vun luống thật cao nhằm giúp hệ thống rễ phát triển, giúp cây đứng vững khi mưa to gió lớn, không bị úng. Ngoài ra khi mưa to cần xới xáo phá váng đất.
– Lần 1: sau khi trồng 7 – 10 ngày, kết hợp bón phân lần 1, dùng cuốc vun gốc nhẹ, vét rãnh và vun luống cao để chạy nước hoặc thoát nước dễ dàng.
– Lần 2: sau khi trồng 25 – 30 ngày, kết hợp bón phân đợt 2, dùng cuốc hay trâu bò cày xả 2 bên hàng, vun luống cao 30 – 40 cm, định hình luống làm sao thể tích nổi cao của luống bằng phần lõm của rãnh.
· Bón phân:
– Lượng phân bón 1 ha: áp dụng công thức: 100N- 40P2O5– 150K2O, tương đương 200NH4NO3 , 250kg LÂN, 300kg K2 SO4.
– Dùng liều lượng và các thời kỳ bón như sau:
Lần 1: 80NH4NO3 , 250kg LÂN, 100kg K2 SO4. cuốc lỗ cách gốc cây 12- 15cm về phía rãnh, bón xong lấp đất lại, kết hợp làm cỏ vun xới.
Lần 2: bón toàn bộ số phân còn lại, cuốc lỗ xả dọc 2 bên hàng cây hay dùng trâu bò cày xả bón phân rãi theo 2 bên đường xả, làm cỏ vun luống định hình.
5. Tưới nước:
– Sau khi trồng cây hồi phục, cây bước vào thời kỳ ra rễ, thời gian này giữ cho đất hơi thiếu ẩm, để tạo rễ ăn sâu và phát triển mạnh, và những giai đoạn sau cần nước mạnh để cây phát triển thân lá. Đối với những vùng trồng thả nhờ nước trời nên hệ thống rễ hơi kém phát triển do rễ ăn nông, cần vun xới phá váng và vun cao.
6. Bẻ ngọn- diệt chồi:
Ngắt ngọn tùy theo mức độ sinh trưởng của cây, khi cây có nụ > 50% ( toàn đám) tiến hành ngắt ngọn chừa lá còn lại > 20cm, tuy nhiên ngắt ngọn sớm hay muộn tùy theo nhu cầu sử dụng để có hàm lượng Nicotin phù hợp, kết hợp diệt chồi triệt để. Hiện nay do nhà máy yêu cầu lượng Nicotin cao nên cần ngắt ngọn sớm, sâu lúc khi cây vừa xuất hiện nụ chưa nở hoa và cần diệt chồi bằng tay hay thuốc diệt chồi accotab triệt để.
7. Phòng trừ sâu bệnh hại:
· Các loại sâu thường hại vườn ươm: sâu xanh (Heliothis armigera), sâu khoang (Prodenia litura), sâu đục thân (Phthorimaea operculella), bọ trĩ (Thrips tabasi), rệp muội (Myzus persicae)…Phòng trừ các loại thuốc BVTV như: Confidor 100SL pha nồng độ 6-8cc/8lít nước, hoặc Lancer 75SP để trị côn trùng chích hút; các loại thuốc cúc tổng hợp khác như: Fastac 5EC, Vifast 5ND…Để tăng cường hiệu lực thuốc trừ sâu có thể luân phiên thay đổi các loại thuốc khác nhau hay phối trộn với nhau để tăng phổ diệt côn trùng.
· Bệnh: bệnh do nấm như chết rạp, lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani), đốm mắt cua (Cercospora nicotianae)…dùng thuốc hóa học như: Ridomil MZ 72WP, Funguran, Aliette…Bệnh thối nhũng do vi khuẩn ( Erwinia carotovora), bệnh héo rũ vi khuẩn (Pseudomonas solani)…dùng thuốc Kasuran, Starner…Bệnh do virut như: TMV,CMV, TLCV.. Nếu phát hiện nên nhổ bỏ, tích cực tiêu diệt côn trùng chích hút, luân canh cây trồng.
· Tuyến trùng: có 2 loại gây nguy hiểm đó là tuyến trùng sưng rễ (Meloidogyne spp), tuyến trùng gây vết thương (Prtylenchus spp)… nhưng với giá thể xử lý tốt nên không có tuyến trùng.
8. Thu hoạch và phơi sấy
* Đúng độ chín:
– Lá hái đúng độ chín khi phơi mới đạt chất lượng cao. Lá bắt đầu chín từ dưới chân lên ngọn vì vậy phải hái theo định kỳ.
– Lá đúng độ chín là lá ngã màu vàng nhạt, lá ngã so với thân góc 90o
– Cuộng lá có màu trắng sữa, mặt lá bóng mịn, lông rụng.
* Hái lá:
– Thường 8 tuần sau khi trồng có thể hái. Mỗi lần hái từ 2-4 lá
– Hái lá bắt đầu từ 9-10 giờ sáng, khi lá đã khô.
– Không hái lá lúc trời mưa.
– Lá hái xong không để trên đất hoặc ngoài nắng.
– Các lá có hiện tượng thối nhẹ ở cộng hay cuống giữa, phải để riêng và treo phơi riêng.
– Lá hái xong phải phơi trong ngày, không chất đống qua đêm.
9. Phơi thuốc:
9.1 Treo phơi lá:
Ghim tre dài 50cm hay 1,2m vót nhọn 1 đầu để ghim thuốc, lá cách lá vừa sát nhau không quá chặt. Ghim lá mặt úp mặt, lưng úp lưng.
Sau khi ghim xong phơi ngoài trời nắng với khoảng cách 2 ghim từ 15-17cm. với những lá có dấu hiệu thối nhẹ ở cuống thì trở ngược đầu lại xỏ ghim qua đầu lá, vì các điểm thối có xu hướng đi xuống theo cuống lá.
Giàn phơi nên làm trên đất trống có thể phủ bạt khi nào lá chuyển màu, gần khô hết phiến, ta gỡ bạt ra để năng trực tiếp cho mau khô cọng.
9.2 Quá trình lá khô:
– Lá xanh chuyển sang màu vàng và sau đó là màu nâu, sau cùng cuống lá khô.
– Nếu quá trình khô quá chậm (do xếp lá quá dày) thì lá thành màu đen và thối sẽ xảy ra.
– Nếu khô nhanh quá thì lá có màu vàng mốc.
– Tùy thời tiết khí hậu mà thời gian phơi từ 25-30 ngày.
* Khung phơi: có thể dùng vật liệu có sẵn tại địa phương như: tre, lồ ồ…
* Trông qua trình phơi chú ý che phủ bạt cho kỹ khi trời mưa, sương nhiều tránh tình trạng thuốc biến thành màu đen.
* Khi thuốc khô cọng lấy khỏi giàn phơi đem chất đống vào kho, tủ kỹ, tiến hành phân loại.
Các chỉ tiêu hóa lý thuốc nâu
Mẫu nguyên liệu | THÀNH PHẦN HOÁ HỌC% | BÌNH HÚT CẢM QUAN | ||||||
Nicotine | Đạm tổng | Đường
khử |
Clo | Hương | vị | Độ
nặng |
Tổng
điểm |
|
Nâu Phú Yên | 3,7 | 3,3 | 3,9 | 1,1 | 8,8 | 9,1 | 7,0 | 24,9 |
Nâu Krongpa | 1,15 | 2,0 | 12,95 | 0,15 | 8,0 | 9,0 | 3,0 | 20,0 |
Nâu Ninh Thuận | 2,36 | 3,8 | 2,35 | 0,15 | 7,5 | 7,5 | 7,0 | 22,0 |
Nguồn: Nguyễn Ngọc Sơn